Một số câu hỏi tìm hiểu về Luật bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Câu hỏi 1: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021 có ý nghĩa chính trị như thế nào?
Trả lời: Chỉ thị số 51- CT/TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã nêu rõ:
- Cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021diễn ra trong thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011)và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.
- Cuộc bầu cử lần này là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2016.
Câu hỏi 2: Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?
Trả lời: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
- Quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.
- Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực của Nhà nước. Do đó bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì, thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; thông qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Câu hỏi 3: Vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời: Tại Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
- Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Câu hỏi 4: Nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử và tuổi ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND được Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND quy định như thế nào?
Trả lời : Tại điều 1, điều 2 luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 đã quy định:
-Nguyên tắc bầu cử:Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Câu hỏi 5. Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội như thế nào?
Trả lời: Điều 8 luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 đã quy định:
Khoản 1: Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hội; Số lượng người của tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở TW và địa phương được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.
Khoản 2:Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc Quốc hội, bảo đảm có ít nhất 18% (mười tám phần trăm) tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
Khoản 3: Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hộiỦy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, đảm bảo có ít nhất 35% (ba mươi lăm phần trăm) tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ
Câu 6. Khoản 1,2 điều 9 luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
Trả lời: Điều 09 luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 đã quy định:
Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu HĐND được bầu ở mỗi đơn vị hành chính theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND cùng cấp chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử:
Khoản 1.Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh). Thường trực HĐND quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính ở cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu ứng cử được giới thiệu để ứng cử Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó bảo đảm có ít nhất 35% (ba mươi lăm phần trăm) tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương
Khoản 2. Thường trực HĐND cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản,phum, sóc (Gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (Gọi chung là tổ dân phố), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu ứng cử được giới thiệu để ứng cử Đại biểu HĐND cấp xã, trong đó bảo đảm có ít nhất 35% (ba mươi lăm phần trăm) tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương
Câu hỏi 7: Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định Đại biểu Quốc hội phải có những tiêu chuẩn gì?
Trả lời: Theo Điều 22 luật tổ chức Quốc hội năm 2014 số 57/2014/QH13 có hiệu lực từ 1/1/2016 quy định:
Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội bao gồm:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Câu hỏi 8: Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Đại biểu HĐND phải có những tiêu chuẩn gì?
Trả Lời: Điều 7 luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015đã quy định:
Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, bao gồm:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Câu hỏi 9: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định những trường hợp nào không được ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND ?
Trả lời: Theo điều Điều 37 luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 đã quy địnhnhững người không được ứng cử đại biểuQuốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Câu hỏi 10: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng như thế nào?
Trả Lời: Theo Điều 67 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng được quy định như sau:
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đạibiểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Câu hỏi 11: Những hành vi nào bị cấm trong vận động bầu cử?
Trả lời: Điều 68 Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã quy định những hành vi bị cấm trong vận động Bầu cử như sau:
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Câu hỏi 12: Thời gian tổ chức ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016- 2021 được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 71 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, bầu cử Đại biểu HĐND năm 2015 và các văn bản hướng dẫn về tổ chức Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
- Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp là ngày chủ nhật, 22 tháng 5 năm 2016.
- Các tổ chức phụ trách bầu cử, các cơ quan, tổ chức hữu quan, theo chức năng nhiệm vụ của mình chuẩn bị cho ngày bầu cử đạt kết quả tốt.
- Chậm nhất là 10 ngày trước bầu cử, phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt; Thẻ cử tri, danh sách cử tri, phiếu bầu cử, biên bản kiểm phiếu, dấu của tổ bầu cử, thẻ nhân viên tổ bầu cử, hòm phiếu, nơi bỏ phiếu, công tác bảo vệ trong và ngoài khu vực bỏ phiếu. Trong thời hạn 10 ngày trước bầu cử, tổ bầu cử thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng các hình thức: niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin khác của địa phương.
- Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7h sáng đến 19 giờ cùng ngày. Tùy tình hình của địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá chín giờ tối cùng ngày.
Câu hỏi 13 : Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về nguyên tắc bầu cử như thế nào?
Trả lời: Điều 69 luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND năm 2015 đã quy định về nguyên tắc bầu cử như sau:
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.
Câu hỏi 14: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định thế nào là phiếu bầu không hợp lệ?
Trả lời: Điều 74 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định phiếu bầu không hợp lệ bao gồm:
Khoản 1 quy định:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;
- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;
- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
Khoản 2 quy định: Trường hợp có phiếu bầu được cho là không hợp lệ thì Tổ trường Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu
Câu hỏi 15: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về nguyên tắc xác định người trúng cử như thế nào ?
Trả lời:Theo điều 78 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định về nguyên tắc xác định người trúng cử như sau:
1. Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này.
2. Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ.
3. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn
4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Câu hỏi 16: Hãy nêu những nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN quận Hà Đông và Hội LHPN cơ sở trong tham gia Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Trả lời: Theo kế hoạch số 26/KH-BTV ngày 16/2/2016 của Ban thường vụ Hội LHPN quận Hà Đông; những nội dung trọng tâm Hội LHPN quận và cơ sở cần triển khai trong thực hiện Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đó là:
1. Bằng nhiều hình thức phù hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết cho phụ nữ về các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 -2021. Tổ chức phát động thi đua tạo không khí phấn khởi để ngày bầu cử thực sự là ngày hội dân chủ của toàn dân.Vận động phụ nữ thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp với 4 tiêu chí đảm bảo:
Đảm bảo đi bỏ phiếu đúng thời gian quy định;
Đảm bảo bầu đúng cơ cấu thành phần;
Đảm bảo bầu đủ số lượng,chất lượng đại biểu;
Đảm bảo tỷ lệ nữ trúng cử”.
2. Cán bộ, hội viên nòng cốt tích cực tham gia các nhiệm vụ chuẩn bị trước trong và sau ngày bầu cử (theo sự phân công của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử).
3. Tham gia hiệp thương giới thiệu người ứng cử HĐND cùng cấp, và tổ chức quy trình giới thiệu nhân sự đại diện tổ chức Hội tham gia ứng cử Đại biểu HĐND cùng cấp đảm bảo đúng quy định.
4. Tổ chức Giám sát khoản 1, khoản 2 điều 9 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND theo kế hoạch giám sát của Hội LHPN đã xây dựng.
(Bộ câu hỏi hỗ trợ việc tuyền truyền vận động phụ nữ tham gia Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND của Hội LHPN quận Hà Đông và cơ sở. Hội LHPN các cơ sở nghiên cứu tình hình địa phương để tổ chức tập huấn, giao lưu, tọa đàm, thi viết bài tuyên truyền, thi theo hình thức sân khấu hóa...Các hoạt động tập trung hướng về hội viên tại chi, tổ Hội)
Tin liên quan
- Tài liệu hướng dẫn sinh hoạt hội viên quý I.2018
- QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG HỆ THỐNG HỘI LHPN VIỆT NAM
- Bài phát động thi đua mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; cuộc bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp và Đại hội phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2016 -2021
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2016)
- Phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI
- Lịch sử và ý nghĩa ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam
- BÀI TUYÊN TRUYỀN VÀ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ QUẬN HÀ ĐÔNG LẦN THỨ XX
- CÂU HỎI & GỢI Ý THI THUYẾT TRÌNH VÀ THI NĂNG KHIẾU TẠI HỘI THI TUYÊN TRUYỀN NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
- Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thị Hảo - chủ tịch Hội LHPN quận trong buổi giao lưu với học viên quân sự Campuchia đang học tại Học viên Quân y
- Trailer Đại hội đại biểu Hội LHPN Thành phố Hà Nội lần thứ XVI
- Phụ nữ quận ra quân VSMT và hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới
- Phụ nữ quận tổng kết 5 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Đại hội phụ nữ một số đơn vị
- Phụ nữ Hà Đông ra quân hưởng ứng năm trật tự văn minh đô thị 2016
- Giao lưu Nghệ thuật Xuân Yêu thương - Tết ấm tình
- Ngày hội gia đình
- Lễ hội tự hào truyền thống vẻ vang 2015
- Tổng kết công tác Hội năm 2014
- Phụ nữ Hà Đông chung tay xây dựng văn minh đô thị
- Nét đẹp quê lụa
Tài liệu công tác
Ban vì sự tiến bộ của PN
Văn bản chỉ đạo
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức
Giám sát phản biện
Liên kết
Dịch vụ vệ sinh tại Hà Nội: Bảng giá vệ sinh công nghiệp tại Hà Nội, đơn giá vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nghiệp ở Hà Nội, dịch vụ vệ sinh nhà ở hà nội,
Liên kết: mỹ phẩm linh hương, lady care, phụ khoa nữ oa, phụ khoa họ nguyễn, mỹ phẩm chamomileskill, siêu dưỡng thâm 5s, mỹ phẩm lamer care, mỹ phẩm dr lacir, Mỹ phẩm Magic Skin, Mỹ phẩm Ruby World, Mỹ phẩm Magic Mom, Kem face nhân sâm MQ Skin, Kem body MQ Skin, tẩy trang mq skin, Kem B5 MQ Skin, retinol mq skin, Dung dịch vệ sinh MQ Skin,
Mỹ phẩm: Viên uống trắng da Huna, Viên uống Huna Royal White+++, cao nám Huna, kem chống nắng huna, Serum 24K GoldZyn Huna, mỹ phẩm huna, công ty huna,
Ông cụ Làng Nghè: Ông cụ Làng Nghè, Đông y TD, Hôi nách Ông cụ Làng Nghè, Thuốc chữa Viêm họng Ông cụ Làng Nghè, hôi miệng Ông cụ Làng Nghè, Dầu gội Ông cụ Làng Nghè, Thuốc chữa Tưa lưỡi Ông cụ Làng Nghè, Thuốc uống bổ thận Ông cụ Làng Nghè, thoái hóa đốt sống Ông cụ Làng Nghè, xoa bóp xương khớp Ông cụ Làng Nghè, Thuốc chữa viêm xoang Ông cụ Làng Nghè, Dạ Dày Ông cụ Làng Nghè, Đại tràng Ông cụ Làng Nghè, Dầu gội phủ bạc Ông cụ Làng Nghè, Thuốc chữa Rối loạn tiền đình Ông cụ Làng Nghè,
Giảm cân Sbody: Giảm cân Sbody, Giảm cân Sbody Slim, Giảm cân Sbody Plus, Giảm cân Sbody Green Coffee, Giảm cân Sbody Cà phê, Nấm giảm cân Sbody, Giảm cân cà phê Nấm men, giảm cân Idol Slim, giảm cân Idol Slim Coffee chính hãng,
Mỹ phẩm Queenie Skin: mỹ phẩm queenie skin, công ty mỹ phẩm queenie skin, kem chống nắng queenie, toner queenie skin, tẩy tế bào chết queenie, huyết thanh queenie skin, sữa rửa mặt queenie, tắm trắng queenie skin, Detox thải độc Dứa Queenie Skin, Gel đốt mỡ tảo đỏ Queenie Skin, giảm cân tảo đỏ queenie skin, kem face lười queenie, Kem body trứng vàng Queenie Skin, Kem face trứng vàng Queenie, Kem mụn quế hoa Queenie, Serum Vitamin C Queenie Skin, Huyết nám bóc tách X2 Queenie Skin,
Thống kê truy cập
+ Đang online: | 77 |
+ Tổng số: | 1378022 |